Lễ Hội Trà Cổ
Cách đây gần 600 nãm, người Trà Cổ đã xây dựng ngôi đình làng để thờ các vị tổ (Thành Hoàng làng). Lễ Hội Trà Cổ tưởng nhớ đến công ơn của Thành Hoàng làng và cầu mong trời đất thần linh mang lại những điều tốt lành cho dân làng.
- Thông tin về Lễ Hội Trà Cổ
- Đình Trà Cổ :
- Ðình được dựng theo kiểu chữ công trên diện tích 400 m2. Toà bái đường 7 gian, bên trong gác dầm lát vát 48 cột gỗ lim, cột cái cao trên 4,5 m, chu vi 1,5 m.
- Bộ khung mái làm bằng gỗ quí chạm khắc công phu, tinh tế. Bốn đầu đao uốn cong gắn hình rồng, những đầu bẩy lực lưỡng chạm rồng đỡ mái hiên làm cho ngôi đình trông bề thế, đồ sộ.
- Trong đình, ngoài những bức hoành phi câu đối sơn son thếp vàng rực rỡ là những bức cửa võng lớn chạm tiên cưỡi rồng vượt biển, lưỡng long chầu nguyệt.
- Ðồ thờ phần lớn bằng đồng có kích thước lớn, đặc biệt có đôi hạc gỗ cao trên 1,5 m trông khá sinh động.
Thông tin về Lễ Hội Trà Cổ
- Thời gian: 30/5 – 6/6 âm lịch
- Địa điểm: Trà Cổ, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
- Suy tôn: Sáu vị Thành Hoàng và Nguyễn Hữu Cầu, một lãnh tụ nông dân thời Lê.
- Đặc điểm: Thi lợn béo, thi làm cỗ chay, cỗ mặn.
Trà Cổ nằm ở nơi ”đặt nét bút đầu tiên để vẽ hình chữ S của bản đồ đất nước”. Trà Cổ có bãi biển đẹp lý tưởng cho du khách. Cư dân Trà Cổ vốn gốc ở Ðồ Sơn. Ðình Trà Cổ cũng là nơi thờ Quận He (Nguyễn Hữu Cầu), một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa thời Lê – Trịnh. Ngôi đình lớn đại diện cho kiến trúc đình làng của người Việt hiện nay vẫn được bảo tồn.
Ngày 25 tháng 5 đoàn thuyền rước từ Trà Cổ về quê tổ Ðồ Sơn. Ngày 30 tháng 5 thì thuyền từ Ðồ Sơn quay về đến Trà Cổ. Ngày mùng 1 tháng 6, bắt đầu vào lễ hội là lễ rước Vua ra bể (còn gọi là rước vua ra miếu), với nghi thức một đội quân cầm vũ khí, cờ thần, phường bát âm, bát bửu, tiếp đến là người cầm cờ và phải là người cường tráng trẻ đẹp và có đạo đức được làng bầu chọn từ cuối hội nãm trước cùng những người khiêng kiệu.
Sau lễ rước là cuộc thi các sản phẩm chăn nuôi trồng trọt mà biểu thị chủ yếu là thi các chú lợn mà người ta gọi là các Ông Voi. Các Ông Voi được các cai đám và dân làng chăm sóc chu đáo từ nhiều tháng trước khi vào hội.
Nét độc đáo của lễ hội Trà Cổ là có hội thi làm cỗ, thi nấu ăn, ai nấu ăn giỏi đều được cả làng biết đến. Ngày mùng 6 là ngày kết thúc lễ hội có múa bông. Trong ngày múa bông, người ta cầu mong trời đất thần linh phù trợ cho đánh bắt được nhiều cá tôm, buôn bán phát đạt, chăn nuôi, trồng cây tươi tốt, cuộc sống ấm no.
Lễ hội đình làng Trà Cổ không những thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ của con người đối với các vị thành hoàng mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm của người dân trong tham gia bảo vệ và xây dựng biên giới ngày càng giàu mạnh. Về với vùng đất biên cương cực Ðông Bắc này, khi kính cẩn thắp một nén nhang thơm dưới mái đình làng biển. Sự vươn lên mạnh mẽ của vùng đất và con người Trà Cổ cùng với những giá trị văn hóa không thể phủ nhận là minh chứng rõ ràng nhất về sự trường tồn và lớn mạnh của Tổ quốc.
Đình Trà Cổ :
Ðình được dựng theo kiểu chữ công trên diện tích 400 m2. Toà bái đường 7 gian, bên trong gác dầm lát vát 48 cột gỗ lim, cột cái cao trên 4,5 m, chu vi 1,5 m.
Bộ khung mái làm bằng gỗ quí chạm khắc công phu, tinh tế. Bốn đầu đao uốn cong gắn hình rồng, những đầu bẩy lực lưỡng chạm rồng đỡ mái hiên làm cho ngôi đình trông bề thế, đồ sộ.
Trong đình, ngoài những bức hoành phi câu đối sơn son thếp vàng rực rỡ là những bức cửa võng lớn chạm tiên cưỡi rồng vượt biển, lưỡng long chầu nguyệt.
Ðồ thờ phần lớn bằng đồng có kích thước lớn, đặc biệt có đôi hạc gỗ cao trên 1,5 m trông khá sinh động.